Hướng Dẫn Lắp Đặt Van Bướm Đúng Cách, Dễ Thực Hiện

Van bướm là dạng van công nghiệp được sử dụng phổ biến ở trong đường ống công nghiệp. Tuy nhiên, cách lắp đặt van bướm đúng cách thì không phải ai cũng nắm. Bài viết này chúng tôi chia sẽ để bạn có thể biết cách lắp đặt van bướm đúng cách.

Cùng theo dõi nhé…

lap-dat-van-buom

Danh sách các vật tư cần chuẩn bị

Để lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống, bạn cần chuẩn bị các vật tư sau:

  1. Mặt bích:

Cần đảm bảo tiêu chuẩn mặt bích đúng với tiêu chuẩn của loại van bướm đang sử dụng để gắn vào đường ống.

Lưu ý rằng: Trường hợp tiêu chuẩn của mặt bích với tiêu chuẩn van bướm khác nhau thì bạn không thể lắp đặt được van bướm.

Số lượng: 2 cái.

  1. Gioăng làm kín.

Đây là thiết bị đặt giữa van bướm và mặt bích giúp làm kín tránh hiện tượng rò rỉ môi chất ra ngoài môi trường.

Thông thường, các van bướm sử dụng cho môi trường nước, nước thải, nước công nghiệp ta sử dụng ron cao su. Các loại van bướm nhiệt độ cao ta ưu tiên dùng ron chì chịu nhiệt.

Số lượng: 2 cái.

  1. Bulong (Thân + tán + phẳng).

Bulong là bộ phận để liên kết các mặt bích, van vào đường ống. Khi lựa chọn bulong bạn cần lưu ý bulong phải đảm bảo lắp vừa lỗ mặt bích và chiều dài đủ lớn để liên kết.

Nếu chưa biết cách lựa chọn loại bulong phù hợp cho các kích thước van thì bạn có thể tham khảo datasheet của từng van bướm. Thông thường các datasheet của từng loại van sẽ nói rõ và gợi ích bulong để bạn chọn mua.

Số lượng: Phụ thuộc kích thước đường ống.

  1. Dụng cụ lắp đặt bulong (Cờ lê, mỏ lết).

Cờ lê, mỏ lết là dụng cụ quá quen thuộc với dân cơ khí. Bạn cần chuẩn bị cờ lê, mỏ lết để siết chặt bulong liên kết.

Số lượng: 1 cái.

5 Bước chuẩn bị trước khi lắp đặt van bướm.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật tư cần trang bị để lắp đặt van bướm, bạn cần lưu ý 5 bước sau trước khi thực hiện việc lắp đặt van bướm.

Bước 1:

Vệ sinh sạch đường ống, đảm bảo đường ống không có vật lạ ở bên trong. Bạn có thể dùng bình xịu để loại bỏ hết các tạp chất ở bên trong ống.

Bước 2:

Double check – đảm bảo các thông số kỹ thuật của mặt bích, van bướm, kích thước đường ống phù hợp với nhau.

Đặc biệt lưu ý các yếu tố sau:

  • Nhiệt độ
  • Áp suất
  • Môi trường sử dụng.
  • Kích thước.

Bước 3:

Loại bỏ hoạn toàn dị vật ở trong đường ống, kiểm tra bề mặt van có bị rạn nứt hay vỡ.

Vật liệu của loại van sử dụng ở trong điều kiện nhiệt độ, áp suất, môi chất đã phù hợp chưa.

Bước 4:

Sau khi cắt/ mở đường ống để tiến hành lắp đặt van bướm, bạn cần tiến hành lắp đặt để tránh bụi bẩn, cáu cặn rơi vào bên trong đường ống.

Bước 5.

Kiểm tra vị trí lắp đặt, có thuận lợi để bảo dưỡng, sửa chữa. Cần đảm bảo các vị trí lắp đặt theo thứ tự van, gioăng, mặt bích…

Chi tiết từng bước lắp đặt van bướm

Việc lắp đặt van bướm đúng cách giúp van kín và không bị rò rỉ môi chất ra bên ngoài. Cùng tìm hiểu 10 bước lắp đặt van bướm đúng cách nhé:

lap-dat-van-buom
10 Bước lắp đặt van bướm đúng cách

Bước 1:

Đặt valve bướm vào giữa 2 mặt bích, yêu cầu các lỗ bulong của van bướm phải trùng khớp với các lỗ bulong của mặt bích.

Bước 2:

Dùng bulong (thân, tán, phẳng) để kết nối mặt bích với phần thân valve bướm. Điều chỉnh gioăng cao su trùng với mặt bích và các lỗ bulong, sau đó tiến hành siết đều và cố định valve.

Bước 3:

Sử dụng máy hàn (hàn điểm đổi với ống kim loại, dán điểm keo mặt bích với ống nhưa).

Lưu ý: Việc sử dụng máy hàn cần chú ý không gây nóng trên đường ống, dẫn đến tình trạng hỏng van. Ưu tiên sử dụng hàn điểm để không bị nóng, dễ gây hư van.

Bước 4:

Tháo valve bướm ra khỏi đường ống (sau khi hàn điểm để cố định mặt bích với ống). Dùng cờ lê tháo buloong và đưa van ra khỏi hệ thống đường ống.

Bước 5:

Hàn cố định hai mặt bích vào đường ống, lưu ý tránh việc môi chất rò rỉ qua mối hàn trong quá trình hoạt động. Việc hàn kín (hay dán keo đối với ống nhựa) quyết định chất lượng toàn hệ thống.

Bước 6: Sau khi 2 mặt bích hàn đã nguội, quay trở lại tiến hành bước 1 và tiến hành lắp ghép chính xác, điều chỉnh và đảm bảo van có thể vận hành thuận tiện.

Bước 7: Siết ốc đều các bulong, đảm bảo từng vị trí bulong xỏ vừa từng ốc.

Bước 8: Test thử van bướm hoạt động không môi chất, cần đảm bảo van sẽ vận hành đóng/ mở tự do không bị lỗi, các bộ phận tay gạt/ tay quay có thể vận hành một cách bình thường, không bị vướng hay lỗi lắp đặt.

Bước 9: Siết chặt và cố định bulong ở 2 bên mặt bích, yêu cầu đảm bảo van phải cố định chắc chắn ở trên đường ống.

Bước 10: Kiểm tra lại để đảm bảo van được lắp đặt đúng cách, phần đĩa valve hay các thiết bị khác có thể hoạt động bình thường mà không bị kẹt.

5 Lưu ý khi lắp đặt van bướm

Chúng tôi vừa đưa ra quy trình 10 bước lắp đặt van bướm mà người ngoại đạo đọc cũng có thể hiểu và tiến hành lắp đặt dễ dàng.

Khi lắp đặt valve bướm bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Van bướm phù hợp với mọi vị trí trên đường ống, cần lắp đặt đúng, chiều của dòng chảy giống như khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Van bướm muốn chính xác và không bị rò rĩ môi chất ra bên ngoài môi trường, bạn cần lắp đặt gioăng làm kín. Thực tế thì nhiều đơn vị thi công không lắp đặt gioăng làm kín nên valve sử dụng một thời gian bị rò rỉ.
  • Valve bướm được ưu tiên lắp đặt theo phương thẳng đứng và chiều theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Valve bướm là dạng van công nghiệp đóng nhanh/ mở nhanh, chính bởi vậy áp lực tác động lên van bướm là rất lớn. Bạn cần kiểm tra van bướm thường xuyên tránh trường hợp van bị lỗi.
  • Valve bướm có thể dùng đóng/ mở hoặc điều tiết dòng chảy của môi chất. Tuy nhiên, van bướm dễ bị hư hỏng khi điều khiển theo góc mở 15 o – 75 o.

Trên đây là những chia sẽ mà trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đúc kết và viết ra. Mọi yêu cầu hỗ trợ vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Trương Quang Tuấn

Trương Quang Tuấn

Tôi là Trương Quang Tuấn - Hiện công tác tại Cao Phong với vị trí chuyên viên kỹ sư đường ống. Tôi có kiến thức và kinh nghiệm hơn 10 năm về đồng hồ nước, các loại van công nghiệp & phụ kiện đường ống...