Van điều khiển (control valve) là một loại van công nghiệp mà các nhà máy, xí nghiệp thường xuyên sử dụng. Các loại van điều khiển có nhiệm vụ dùng tín hiệu điện hoặc khí nén để đóng/ mở hay điều tiết lưu chất thay tác động trực tiếp (thủ công) từ con người.

Van điều khiển bao gồm nhiều loại thông dụng như sau:

  • Van điều khiển bằng khí nén: van cầu điều khiển khí nén on/off hoặc tuyến tính, van bướm điều khiển bằng khí nén, van bi điều khiển bằng khí nén, van 3 ngã điều khiển khí nén
  • Van điều khiển bằng điện: van cầu điều khiển điện on/off hoặc tuyến tính, van bướm điều khiển điện, van bi điều khiển điện, van 3 ngã điều khiển điện.

Dưới đây là danh sách các loại van điều khiển được sử dụng nhiều tại thị trường Việt Nam. Danh sách này là các sản phẩm được ứng dụng cho các môi trường nước, hơi, dầu nóng.

Quý anh/ chị vui lòng tham khảo sản phẩm, mọi yêu cầu hỗ trợ vui lòng liên hệ.

Van Điều Khiển

Hiển thị 1–24 của 60 sản phẩm

Van điều khiển (control valve) xuất hiện làm giảm đi các công việc của công nhân, tăng hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, những ứng dụng mà con người không thể tác động trực tiếp do ảnh hưởng điều kiện môi trường nhiệt độ quá cao hay môi trường độc hại thì các loại van điều khiển vô cùng có ích.

Về phân loại valve điều khiển ta có thể chia chúng ra làm nhiều phân loại, cùng điểm qua các loại valve điều khiển nhé.

Các loại van điều khiển phổ biến

Valve điều khiển có nhiệm vụ hoạt động tự động và thay thế sự tác động trực tiếp từ con người. Các loại van điều khiển thông thường được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như kiểu kết nối, xuất xứ, vật liệu hay nguồn cấp. Để giúp bạn dễ hiểu và dễ hình dung, chúng tôi phân loại van điều khiển dựa trên tiêu chí nguồn cấp truyền động.

Van điều khiển bao gồm 2 loại sau:

  • Van điều khiển khí nén
  • Van điều khiển điện.

a/ Van điều khiển khí nén

Van được điều khiển bởi thiết bị điều khiển bằng khí nén kết nối với phần van. Các loại van điều khiển khí nén sẽ được cấu tạo từ 2 thành phần.

  • Phần van cơ: Là dạng valve tay (cơ) thông thường, thay vì vận hành bằng tay hay sức người thì nhà sản xuất sẽ kết nối với phần khí nén để tạo ra sản phẩm van điều khiển khí nén. Phần valve không cố định một loại mà nó sẽ được tùy biến thiết kế phụ thuộc vào ứng dụng, môi chất mà nó sẽ sử dụng. Cần lưu ý rằng, phần valve là thiết bị tiếp xúc trực tiếp với môi chất. Bởi vậy, để valve điều khiển khí nén hoạt động ổn định thì ưu tiên lựa chọn phần valve phù hợp với các thông số mà môi chất chạy qua valve.
  • Phần thiết bị điều khiển khí nén (tên gọi khác: bộ truyền động khí nén): Đây là bộ phận quyết định việc đóng/ mở của valve nhờ vào nguồn cấp khí nén. Khi lựa chọn van điều khiển khí nén cần đảm bảo momen xoắn của thiết bị điều khiển đủ để tác động làm đóng/ mở valve.

Các loại van điều khiển bằng khí nén bao gồm:

  • Van bướm điều khiển bằng khí nén.
  • Van bi điều khiển bằng khí nén.
  • Van dao điều khiển bằng khí nén.
  • Van xiên khí nén.
  • Van bi 3 ngã điều khiển khí nén.

Mặc dù các valve điều khiển bằng khí nén có thể khác nhau tên gọi nhưng cơ cấu chung của nó gồm phần van cơ gắn kèm bộ điều khiển khí nén.

b/ Van điều khiển điện

Tương tự như van điều khiển khí nén, van điều khiển điện được cấu tạo gồm 2 phần (Phần van cơ + phần điều khiển điện).

  • Phần van cơ: Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi chất, khi lựa chọn cần đảm bảo phần van cơ phù hợp với lưu chất, các điều kiện nhiệt độ áp suất, vật liệu… Valve cơ là tên gọi chung của các loại van như (van bướm, van bi, van cầu, van dù, van y xiên, van chữ ngã…)
  • Phần điều khiển điện (tên gọi khác: bộ phận truyền động điện): Bộ phận giúp van có thể đóng/ mở mà không cần sự tác động trực tiếp từ con người.

Các loại van điều khiển bằng điện bao gồm:

  • Van bướm điều khiển bằng điện.
  • Van bi điều khiển bằng điện.
  • Van dao điều khiển bằng điện.
  • Van bi 3 ngã điều khiển điện.

So sánh giữa van điều khiển điện & van điều khiển khí nén

Để lựa chọn đúng loại valve mà bạn đang cần hãy tham khảo điểm giống và khác nhau của 2 loại sản phẩm này nhé.

a/ Điểm giống.

  • Hoạt động tự động (Cả 2 dòng van này là van tự động, áp dụng cho các nhà máy muốn tự động hóa…).
  • Ứng dụng nhiều cho các môi trường khác nhau (hơi, nước, dầu…).
  • Cả 2 loại valve đều đạt các tiêu chuẩn công nghiệp IP67, IP68 của thế giới.

b/ Điểm khác.

  • Thời gian đóng/ mở valve: Nếu bạn cần valve với thời gian đóng mở từ 3s trở xuống thì lựa chọn van điều khiển khí nén. Nếu bạn không chú trọng về thời gian đóng/ mở thì có thể lựa chọn van điều khiển điện. Chốt lại, van điều khiển khí nén giúp bạn đóng nhanh/ mở nhanh, còn van điều khiển điện giúp bạn đóng chậm/ mở chậm.
  • Tuổi thọ: Do đặc điểm cấu tạo van khí nén có ít thành phần nên dễ dàng bảo trì hơn so với các loại van điện. Do vậy, thông thường các loại van khí nén sẽ có tuổi thọ dài hơn so với các van điện.
  • Tiếng ồn: Thông thường các loại van điều khiển khí nén sẽ gây tiếng ồn lớn hơn so với các van điều khiển điện.
  • Giá thành (Chi phí đầu tư): Các loại van điều khiển khí nén có giá thành rẻ hơn so với các loại van điều khiển điện.
  • Độ an toàn: Sử dụng van khí nén an toàn hơn so với các loại van điện.
  • Nguồn cấp: Van điện sử dụng các dòng điện 12 vDC, 24 vDC, 220 VAC, 380 VAC phổ biến ở trong nhà máy. Van khí nén sử dụng nguồn cấp khí nén từ 2 – 8 bar.

Nên lựa chọn van điều khiển điện hay van điều khiển khí nén

Chúng tôi đã so sánh những điểm giống và khác nhau của van điện và van khí nén. Quý anh/ chị có thể phân tích từng ưu và nhược điểm của từng loại van để từ đó đưa ra lựa chọn cho riêng mình. Theo quan điểm của tác giả, mỗi loại van sẽ phù hợp với từng trường hợp nhất định vậy nên cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm.

Hiện nay, chúng tôi chuyên cung cấp các dòng sản phẩm van điều khiển khí nén, van điều khiển điện được nhập khẩu trực tiếp từ Đức, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…Chúng tôi cam kết sản phẩm uy tín, chất lượng, có đầy đủ CO, CQ

Mọi yêu cầu hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0906.818.600

van-dieu-khien