Van một chiều (check valve) có nhiệm vụ cho môi chất chạy theo một chiều nhất định và ngăn chặn không cho môi chất chảy ngược lại.

Van Một Chiều

Hiển thị 1–24 của 38 sản phẩm

Cấu Tạo Và Nguyên Lí Hoạt Động Của Các Loại Van 1 Chiều

Van 1 chiều là thiết bị cơ khí được thiết kế dùng để kiểm soát luồng chất lỏng hoặc khí trong 1 hệ thống theo 1 chiều nhất định.

Dưới đây là một số nguyên lí hoạt động cơ bản của van 1 chiều.

Van 1 Chiều Lá Lật

Cấu tạo:

Van 1 chiều lá lật cấu tạo gồm 4 bộ phận: thân van, nắp van và lá van

  • Thân van: Được làm từ vật liệu có độ bền cao như (thép, gang, đồng) với tác dụng bảo vệ các chi tiết bên trong.
  • Nắp van: Nằm trên thân van, được gắn trực tiếp qua mặt bích và các bu lông, dễ dàng tháo rời để kiểm tra và bảo dưỡng.
  • Lá van: Có dạng hình tròn, được làm từ vật liệu inox hoặc thép không gỉ. Được bao bọc bên ngoài bằng lớp cao su. Lá van có thể xoay quanh trục một góc 45 độ.

Nguyên lí hoạt động:

  • Khi có dòng chảy đi qua sẽ tác động áp suất lên van, khiến van tự động mở ra, tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy mà mức áp suất sẽ lớn, nhỏ khác nhau. Áp suất càng lớn thì lá van càng mở nhiều.

Khi dòng chảy dừng lại, lá van sẽ từ từ đóng theo sự tụt giảm, của áp suất, cuối cùng nó giữ nguyên vị trí đóng hoàn toàn do trọng lực. Van 1 chiều này được thiết kế nghiêng 45 độ nên đóng rất nhanh, giảm thiểu sự va đập của dòng chảy.

Van 1 Chiều Cánh Bướm

van 1 chieu

Cấu tạo:

  • Van 1 cánh bướm cấu tạo gồm 3 bộ phận chính.
  • Thân van: Được làm bằng vật liệu gang hoặc inox.
  • Lá van: gồm 2 nữa tương tự như cánh bướm, lá van.
  • Lò xo: Được lồng vào trục giữa 2 lá van.

Nguyên lí hoạt động:

  • Khi không có dòng lưu chất đi qua, lá van giữ ở vị trí đóng do tác dụng của lò xo. Nếu có dòng lưu chất chảy qua, van sẽ bị áp lực của dòng chảy đẩy khỏi vị trí đóng.

Khi dòng chảy ngừng lại, lá van chịu áp lực của lò xo và dòng chảy ngược sẽ quay về vị trí đóng, van đóng sẽ ngăn cản các lưu chất chảy theo hướng ngược vào cửa van.

Van 1 Chiều Lò Xo

van 1 chieu

Cấu Tạo:

  • Được cấu tạo gồm 4 thành phần
  • Thân van: được đúc từ đồng, gang hoặc inox
  • Đĩa van: dạng hình tròn, dùng để bịt kín khi van ở trạng thái đóng.
  • Ty van: Là bộ phận kết nối đĩa van với đáy van.
  • Lò xo: đây là bộ phận quan trọng của loại van này. Lò xo có tác dụng giữ cho đĩa van ở trạng thái đóng, cố định dòng chảy lưu chất theo một hướng nhất định.

Nguyên lí hoạt động:

  • Loại van này khi không có lưu chất đi qua, lực nén của lò xo làm cho đĩa van giữ chặt ở vị trí đóng. Lưu chất chảy qua vượt một mức nhất định hơn mức đàn hồi của lò xo, lò xo sẽ bị nén lại đĩa van bị đẩy ra khỏi vị trí đóng cho phép dòng lưu chất chảy qua.

Van 1 Chiều Dạng Trượt

Cấu tạo:

Cấu tạo gồm trục đường ống dẫn vuông góc với trục của mặt để đỡ

  • Phần tử nằm trượt của van nằm trên đĩa đỡ do khối lượng của nó, phải luôn đảm bảo van này được lắp đặt nằm ngang.
  • Trong trường van 1 chiều dạng trượt được lắp thẳng đứng, thì phải dùng lò xo để hỗ trợ kẹp chặt.
  • Van một chiều này có thể dụng cấu trúc bi trượt, sử dụng cho các đường ống nhỏ.

Nguyên lí hoạt động:

  • Khi có lưu chất đi qua, làm cho các phần tử của van trượt lên xuống giá đỡ. Khi trượt lên sẽ cho phép dòng lưu chất đi qua, khi dòng lưu chất dừng lại, lực đẩy không còn, van sẽ trở lại trạng thái đóng ngăn dòng lưu chất chảy ngược lại.

Các loại van 1 chiều có nguyên lí hoạt động khác nhau, nhưng mục đích chung là ngăn sự chảy ngược lại của dòng lưu chất trong hệ thống.

3 Lưu ý khi lựa chọn van một chiều

Van một chiều đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì hiệu quả và an toàn của hệ thống hơi, nước ngưng tụ hoặc các dòng chất lỏng khác. Để đảm bảo thiết bị này hoạt động bền bỉ và hiệu quả, việc lựa chọn, lắp đặt và sử dụng đúng cách là yếu tố không thể bỏ qua. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước cần thiết để tối ưu hóa tuổi thọ của van một chiều.

1. Chọn Kích Thước Van Phù Hợp Với Lưu Lượng Và Vai Trò

Việc chọn sai kích thước van một chiều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hư hỏng sớm và giảm hiệu quả của hệ thống. Van phải được chọn không chỉ dựa trên đường kính ống mà còn phù hợp với lưu lượng thực tế. Nếu van quá lớn, nó sẽ không mở hoàn toàn, gây ra hiện tượng “lạch cạch” do rung động liên tục. Điều này làm mòn đĩa và lò xo nhanh chóng, dẫn đến hỏng hóc. Ngược lại, nếu van quá nhỏ, áp suất sụt giảm sẽ xảy ra, hạn chế dòng chảy và làm tăng tiêu hao năng lượng bơm. Để tránh tình trạng này, hãy tính toán lưu lượng và áp suất trong hệ thống một cách chính xác trước khi chọn van.

2. Lựa Chọn Loại Van Theo Chức Năng

Không phải tất cả các loại van một chiều đều phù hợp với mọi ứng dụng. Chẳng hạn, van một chiều loại RK được tải bằng lò xo có thể hoạt động theo bất kỳ hướng nào, bao gồm cả dòng chảy đi xuống, trong khi van loại CB (đối trọng) chỉ hoạt động tốt với dòng chảy ngang hoặc lên trên. Tuy nhiên, loại CB có áp suất giảm rất thấp, là lựa chọn lý tưởng cho hệ thống áp suất thấp. Vì vậy, việc hiểu rõ điều kiện vận hành, bao gồm nhiệt độ, áp suất và hướng dòng chảy, sẽ giúp bạn chọn đúng loại van, đảm bảo tuổi thọ và độ tin cậy cao nhất.

3. Lắp Đặt Đúng Vị Trí

Lắp đặt van một chiều ở vị trí không hợp lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất hoạt động. Ví dụ, nếu van được đặt ở đỉnh hoặc đáy của một đường ống thẳng đứng mà không xem xét việc giữ cột nước hoặc bảo vệ các bộ phận thượng nguồn, hiệu quả hệ thống sẽ giảm đi đáng kể. Đảm bảo lò xo và phớt van có độ bền cao để đáp ứng yêu cầu vận hành trong điều kiện thực tế.

Tầm Quan Trọng Của Van Một Chiều

Van một chiều không chỉ đơn giản là thiết bị điều khiển dòng chảy mà còn đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Sử dụng đúng loại van với kích thước và vị trí lắp đặt phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn giữa một hệ thống hoạt động ổn định và một hệ thống thường xuyên gặp sự cố.

Hãy nhớ rằng việc kiểm tra và bảo trì định kỳ cũng rất cần thiết để phát hiện kịp thời các vấn đề tiềm ẩn. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ chuyên sâu, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để đảm bảo hệ thống của bạn luôn hoạt động ở mức tối ưu.

Ưu Và Nhược Điểm Của Van 1 Chiều

Ưu điểm

  • Việc đóng mở chỉ cho phép dòng chảy đi theo một hướng nhất định.
  • Quá trình làm việc sẽ ngăn nước chảy ngược lại hệ thống, gây hư hỏng các thiết bị như đồng hồ đo, máy bơm
  • Lắp đặt đơn giản, nhanh gọn.
  • Kích thước đa dạng, nhiều kiểu dáng để lựa chọn.
  • Hoạt động được cho các hệ thống áp lực từ trung bình tới áp lực cao
  • Sử dụng để bảo vệ các thiết bị khác an toàn.
  • Van vẫn có thể làm việc ngay cả khi áp lực dòng chảy nhỏ.
  • Giúp hệ thống tránh các hiện tượng thủy kích gây hư hỏng hệ thống đường ống.

Nhược Điểm

Van 1 chiều là sản phẩm tương đối hoàn hảo. Tuy nhiên vẫn có một vài sự cố đối với van này như:

  • Đệm cao su bị hỏng.
  • Gioăng làm kín bị hở làm dòng lưu chất rò rỉ.

Ứng Dụng Của Van 1 Chiều

Chúng tôi khuyên người dùng nên sử dụng dòng van 1 chiều. Vì dòng van này có thể bảo vệ các thiết bị làm việc khác bên trong hệ thống đường ống.

Thử nghĩ khi bạn sử dụng máy bơm nước để cấp một lượng nước lớn vào hệ thống, sau khi sử dụng xong, bạn tắt máy bơm đi. Việc ngắt dòng chảy này sẽ khiến nguồn nước trong hệ thống tràn ngược vào máy bơm gây hỏng hóc.

Chính vì điều đó, hãy sử dụng dòng van một chiều để làm việc:

  • Van 1 chiều có thể ứng dụng cho các hệ thống có dòng chảy chất lỏng.
  • Lắp đặt cho các hệ thống máy bơm nước, PCCC, các hệ thống dẫn nước tại các hộ gia đình.
  • Van 1 chiều ứng dụng được cho các hệ thống nghiên cứu khoa học.
  • Hệ thống ống dẫn trong nhà máy, khu công nghiệp và hệ thống xử lí nước thải.
  • Sử dụng van 1 chiều cho hệ thống lò hơi

Và nhiều ứng dụng khác.