Các lỗi thường gặp ở van bướm điều khiển khí nén

Trong loạt bài viết chia sẽ các kiến thức về van công nghiệp. Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẽ với các bạn chủ đề: “các lỗi thường gặp ở van bướm điều khiển khí nén”

Đọc thêm bài viết: van bướm điều khiển khí nén là gì

Ngày nay, xu hướng tự động hoá trong các nhà máy, xí nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến. Chính bởi vậy, các loại van điều khiển tự động như van bi điều khiển khí nén, van bi điều khiển điện, van bướm điêù khiển điện và đặc biệt là van bướm điều khiển khí nén ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi và thay thế cho các loại van tay thông thường.

van buom dieu khien khi nen
Hình ảnh thực tế van bướm điều khiển khí nén (hàng được kiểm tra trước khi giao cho khách)

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về các ưu điểm vượt trội của van bướm điều khiển khí nén, đồng thời xin cung cấp những lỗi thường gặp khi sử dụng van bướm điều khiển khí nén này.

Các ưu điểm vượt trội của van bướm điều khiển khí nén

Với van bướm điều khiển khí nén hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng van công nghiệp khác.

Người sử dụng van bướm điều khiển khí nén bởi các yếu tố:

  • Van bướm điều khiển khí nén sử dụng không gian hẹp, không cần quá rộng để lắp đặt.
  • Van bướm điều khiển khí nén có kết cấu khá đơn giản (gồm phần điều khiển và phần thân van).
  • Chu trình đóng/ mở của van nhanh chóng (chu trình trong tầm 2 – 3s).
  • Độ an toàn cao.
  • Quá trình bảo trì, bảo dương nhanh chóng và dễ dàng.
  • So với các dòng van công nghiệp khác thì van bướm điều khiển khí nén có chi phí đầu tư thấp.

Tham khảo bài viết: đánh giá chi tiết về van bướm điều khiển khí nén

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của van bướm điều khiển khí nén thì các loại van bướm khí nén cũng gặp một vài lỗi nếu bạn không nắm vững kỹ thuật.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng van bướm điều khiển khí nén ban cần chú ý là:

1/ Thiết bị truyền động không hoạt động.

Đây là một trong những lỗi cơ bản mà người sử dụng có thể sẽ gặp phải. Việc bạn không cấp khí cho thiết bị điều khiển hoặc van điện từ chưa hoạt động củng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

dau khi nen 2
Cần đảm bảo cung cấp nguồn khí nén

Giải pháp: Các bước kiểm tra thiết bị truyền động gồm:

– Xem xét áp suất cấp cho bộ lọc khí có đạt đúng yêu cầu hay không  Đưa ra phương pháp điều chỉnh hoặc thay thế bộ lọc khí hoặc trong trường hợp xấu thì có thể thay thế bộ lọc khí.

– Kiểm tra van điện từ, liệu van điện từ có đang hoạt động tốt, nguồn cấp vào van điện từ đã đúng hay chưa (nguồn cấp van điện từ thông thường 220 VAC, hoặc 24 VDC).

– Kiểm tra nguồn cấp khí có cấp đúng áp suất yêu cầu hay chưa. Lưu ý, trong quá trình chọn thiết bị điều khiển điều khiển cho van bướm, cần lưu ý lựa chọn đúng áp và moment của thiết bị.

– Lực ma sát của các bộ phần làm kín van có lớn hơn thông số không? Seat (vòng đệm) có bị rò rỉ khí hay không.

2/ Van bướm không hoạt động

Trong trường hợp thiết bị điều khiển khí nén vẫn hoạt động bình thường nhưng van bướm điều khiển khí nén lại không hoạt động được. Bạn cần theo dõi các trường hợp sau để đưa ra giải pháp phù hợp cho vấn đề này.

  • Kiểm tra van có lắp đúng và chính xác vào từng vị trí thích hợp chưa.
  • Moment cấp vào đầu khí nén có đủ làm cho van thay đổi trạng thái. Ví dụ: Nguồn cấp áp cần để van hoạt động là 4 bar, nhưng lúc cấp thì cấp không đủ ==> giải pháp ở đây là tăng nguồn cấp khí lên từ 4 – 5 bar.
  • Xác định nguồn cấp vào đầu khí nén có bị rò rĩ không, sửa chữa và thay bộ truyền động mới.
  • Xác định phần thân van và phần đĩa van có bị kẹt không, sửa chữa và thay thế phần van.

3/ Van bướm điều khiển khí nén đóng mở không hoàn toàn

Như chúng ta đã biết thì van bướm điều khiển khí nén được dùng để đóng/ mở lưu chất chảy qua. Và van bướm điều khiển khí nén có 2 loại phổ biến là loại đóng mở hoàn toàn và loại đóng mở không hoàn toàn.

Trong thực tế, có một số khách hàng, thỉnh thoảng mua van bướm điều khiển khí nén đóng mở hoàn toàn. Tuy nhiên các van bướm khí nén bị lỗi và đóng/ mở không hoàn toàn (không đúng ý định sử dụng).

Cùng tham khảo các nguyên nhân và cách khắc phục sau nhé.

  • Đĩa van bướm bị vướng vật cứng, chặn đượng hoạt động của đĩa van  Cấp thêm lọc Y trước van bướm khí nén.
  • Vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà cữ hành trình bị thay đổi dẫn đến van luôn mở 1 góc nhất định  Thay đổi lại cữ hành trình.
  • Trục van bướm không vuông góc với thiết bị truyền động điện: Cần làm rõ vị trí của thiết bị khí nén lúc đóng/ mở có vuông góc với van bướm hay không. Trong trường hợp thiết bị truyền động khí nén (actuator) không vuông góc với van bướm thì sẽ dẫn đến tình trạng thiết bị khí nén hành trình kết thúc nhưng van bướm thì mở chưa hết. ==> Khắc phục bằng cách điều chỉnh lại trước khi sử dụng

Trên đây là những chia sẽ mà CAO PHONG hi vọng rằng sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Trong trường hợp gặp khó khăn không thể tìm ra giải pháp, hãy liên lạc với chúng tôi qua điện thoại để được hỗ trợ và tư vấn sản phẩm.

Trương Quang Tuấn

Trương Quang Tuấn

Tôi là Trương Quang Tuấn - Hiện công tác tại Cao Phong với vị trí chuyên viên kỹ sư đường ống. Tôi có kiến thức và kinh nghiệm hơn 10 năm về đồng hồ nước, các loại van công nghiệp & phụ kiện đường ống...