Mô tả sản phẩm
Van bướm điều khiển khí nén dòng sản phẩm được ứng dụng ở hệ thống nước thải, hệ thống đường ống nước sạch, hệ thống ở nhà máy giấy, hệ thống đường ống nhà máy bột…
Video review nhanh van bướm gang điều khiển khí nén EAGLESKY
Định nghĩa van bướm khí nén
Van bướm điều khiển bằng khí nén (Tiếng Anh: Butterfly Valve Actuator Pneumatic) dạng van bướm được điều khiển đóng/ mở bởi bộ điều khiển áp lực của khí nén.
Van bướm điều khiển khí nén có 2 loại: tác động on/ off và tác động tuyến tính mở theo góc van. Hiểu đơn giản là van bướm điều khiển khí nén dạng on/off nghĩa là chỉ đóng mở theo góc 90 °. Còn dòng sản phẩm van cánh bướm điều khiển khí nén tuyến tính ta có thể điều chỉnh được góc đóng mở tùy ý.
Van bướm điều khiển bằng khí nén gồm các bộ phận sau:
- Van bướm (butterfly valve).
- Thiết bị điều khiển khí nén (Pneumatic actuator).
- Công tắc giới hạn hành trình (Limit switch).
- Van điện từ (solenoid valve).
- Bộ định vị tuyến tính (Positioner).
Cấu tạo van bướm khí nén
Với các dòng van bướm điều khiển khí nén thông thường có cấu tạo bao gồm:
- Phần vận hành: van bướm.
- Phần điều khiển khí nén: thiết bị điều khiển khí nén.
- Phụ kiện kèm theo: bộ định vị tuyến tính, van điện từ…
A/ Phần vận hành: van bướm (Butterfly valve)
Van bướm là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi chất chạy trong đường ống nên khi lựa chọn sản phẩm bạn cần đặc biệt lưu tâm ở việc chọn van bướm phù hợp với mục đích sử dụng để nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa công việc.
Các loại van bướm phổ biến:
- Van bướm gang: Vật liệu cấu tạo thân gang, Seat EPDM, disc: Inox 304.
- Van Bướm Inox: Vật liệu cấu tạo Inox 201, Inox 304, Seat PTFE, disc: Inox 304.
- Van bướm thép: Là dạng van bướm được cấu tạo bằng vật liệu thép, có thể chịu được áp lực, nhiệt độ cao.
- …
Link tham khảo thêm về các loại van bướm
Ví dụ:
- Với môi trường là nước công nghiệp để tiết kiệm chi phí ta có thể lựa chọn van bướm thân gang, đĩa inox 304, và gioăng làm kín là EPDM.
- Với môi trường là nước thải chúng ta ưu tiên sử dụng van bướm thân inox, gioang teflon, đĩa inox 304. (môi trường nước thải có độ ăn mòn cao nên ưu tiên sử dụng inox 304, Inox 316…để chống ăn mòn cũng như gỉ sét).
Giải pháp: Nhà cung cấp cần nắm vững kỹ thuật để tư vấn cho khách hàng để lựa chọn sản phẩm đúng, và tối ưu được chi phí.
Xem cấu tạo van bướm
B/ Phần điều khiển: thiết bị điều khiển khí nén, van điện từ, công tắc giới hạn hành trình, bộ định vị tuyến tính…
B.1/ Thiết bị điều khiển khí nén (Pneumatic actuator)
Pneumatic actuator là gì? Pneumatic actuator là thiết bị truyền động (hay bộ điều khiển khí nén) hoạt động dựa vào lực của khí nén, khi chúng ta cấp lực khí nén vào bộ khí nén sẽ làm bộ khí nén dịch chuyển theo phương ngang, thẳng đứng hoặc xoay.
Các loại thiết bị điều khiển khí nén được ứng dụng cho các nhà máy bia, sữa, thực phẩm, thủy hải sản…Trong thực tế, các nhà máy sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng hoặc thực phẩm đều dùng tới van điều khiển khí nén.
Thiết bị điều khiển khí nén bao gồm: piston, xilanh, trục vít truyền động và lò xo.
Pneumatic actuator có hai loại gồm:
- Double acting (tác động kép – có lò xo – cấp hơi khí nén 1 lần)
- Spring return (tác động đơn – không có lò xo – cấp hơi khí nén 2 lần). Được chế tạo từ hợp kim nhôm có độ bền và chịu áp suất cao, bên ngoài phủ sơn hoặc mạ Crom chống oxit và trầy xước và tăng độ bền cho sản phẩm.
Hình ảnh sản phẩm thiết bị điều khiển khí nén (Pneumatic actuator)
B.2/ Công tắc giới hạn hành trình (VALVE POSITION MONITOR)
Valve Position Monitor hay còn được biết đến là công tắc giới hạn hành trình. Valve Position Monitor được dùng để lắp ở trên bộ truyền động khí nén. Valve Position Monitor thông thường công tắc giới hạn hành trình này sẽ có các tính năng như:
- Báo trạng thái đóng/ mở (báo đèn sáng/ tắt khi van bướm đóng hoặc mở).
- Tín hiệu để điều khiển van điện từ đóng mở (cấp khí để đóng/mở van, hoặc ngừng cấp khí khi van đóng/mở hoàn toàn). Có những model sau này thì có tin hiệu 4 – 20 mA phản hồi về.
B.3 / Van điện từ
Solenoid valve có nhiệm vụ phân chia và điều khiển dòng khí nén đi vào bộ truyền động giúp van bướm điều khiển bằng khí nén hoạt động. Solenoid valve thường hoạt động với điện áp 24VDC, 220VAC…vv.
Solenoid thông thường gồm hai loại van điện từ được sử dụng cho van điều bằng khiển khí nén. (xem thêm solenoid valve tại wikipedia)
- Solenoid valve được sử dụng để ốp thẳng lên thân bộ truyền động bằng khí nén,
- Solenoid valve loại khác kết nối với đầu khí bằng các nối nhanh.
B.4 / Bộ định vị van tuyến tính Positioner
Bộ định vị van tuyến tính positioner là thiết bị được gắn kèm với thân van, dùng tín hiệu 4 – 20 mA để điều khiển góc quay. Bộ định vị có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng khí nén đến thiết bị truyền động và tạo ra các góc mở khác nhau theo yêu cầu cài đặt.
Bộ điều khiển van tuyến tính positioner được dùng để lắp đặt cho van bướm hoặc van bi điều khiển khí nén dùng để điều khiển lưu lượng môi chất (chất lỏng, khí nén). Ứng với từng tín hiệu cài đặt sẽ là từng góc quay riêng lẽ 25 – 50 – 75 – 100%.
B.5 / Bộ lọc khí nén filter – regulator
Bộ lọc khí nén – filter, regulator: là thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén. Bộ lọc khí nén (filter regulator) có tác dụng nâng cao chất lượng khí tạo ra, để từ đó cung cấp lượng khí nén có chất lượng đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh đó, bộ lọc khí nén dùng để kết nối nguồn nuôi với các thiết bị sử dụng khí khác. Chúng có chức năng tách nước, loại bỏ các chất bẩn (cáu cặn) trong hệ thống đường khí cấp vào.
Các loại bộ lọc khí nén filter regulator thường rất đa dạng với các loại như bộ lọc khí nén đôi, bộ lọc khí nén có chỉnh áp, bộ lọc khí nén đơn…
Thông thường, tùy vào nhu cầu thực tế, các kỹ thuật sẽ tư vấn loại cần thiết cho khách hàng sao cho phù hợp và để tối ưu chi phí.
5 Lưu ý khi lựa chọn valve bướm điều khiển bằng khí nén
Lựa chọn van bướm điều khiển khí nén bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Môi chất: Việc xác định van bướm khí nén dùng cho môi chất gì sẽ giúp bạn chọn lựa loại vật liệu cấu tạo van phù hợp.
- Nhiệt độ môi chất: Là yếu tố cơ bản để lựa chọn loại van bướm khí nén phù hợp. Hãy lưu ý rằng, lựa chọn loai van bướm ở nhiệt độ cao hơn 1.2 % môi trường sử dụng nhé.
- Áp suất: Tương tự như nhiệt độ, áp suất là yếu tố cơ bản để bạn có thể lựa chọn loại van bướm khí nén phù hợp với nhu cầu hiện tại. Hãy đảm bảo rằng, áp suất của van luôn lớn hơn áp suất môi trường sử dụng.
- Không gian lắp đặt: Với những điều kiện lắp đặt hẹp, hạn chế thì cần xem xét kích thược van, độ dài (face to face) từ mặt bích bên này qua mặt bích bên kia đã phù hợp chưa.
- Xuất xứ/ giá thành: Lý do để 2 yếu tố này kẹp chặt nhau bởi “chất lượng đi đôi với giá thành”. Như bạn đã biết thì dẫn đầu trong công nghiệp có thể kể đến các nước EU/ G7 (Đức, Ý, Nhật….). Ưu điểm các dòng sản phẩm này là chất lượng và độ uy tín.
Xem VIDEO sản phẩm thực tế tại kho của chúng tôi.
Để có cái nhìn cụ thể về các loại van bướm cũng lựa chọn các loại van bướm phù hợp với yêu cầu cụ thể. Bạn nên tham khảo bài viết tìm hiểu về van bướm điều khiển điện
Phân loại van bướm điều khiển bằng khí nén
Van bướm điều khiển bằng khí nén có nhiều loại, mẫu mã và kích thước khác nhau. Ta có thể phân biệt các loại van bướm điều khiển bằng khí nén dựa vào cấu tạo.
a/ Dựa vào cấu tạo.
Van bướm (gang, inox) điều khiển khí nén dựa vào vật liệu cấu tạo có thể chia thành các loại như sau:
a.1 / Van bướm gang điều khiền khí nén
a. 2/ Van bướm inox điều khiền khí nén
b/ Dựa vào chức năng (góc quay).
Khi phân biệt valve bướm điều khiển khí nén dựa vào góc quay thì ta có 2 loại chính sau:
1/ Valve bướm điều khiển khí nén On/Off: Điều chỉnh trạng thái đóng mở theo góc 90 o.
Ưu điểm: van bướm (gang, inox) điều khiển khí nén On/Off được sử dụng phổ biến và nhiều hơn so với van bướm khí nén tuyến tính. Thực tế thì nhu cầu sử dụng van bướm điều khiển bằng khí nén hầu hết là đóng/ mở môi chất. Vậy nên với valve bướm điều khiển khí nén On/Off gần như là đáp ứng đủ nhu cầu của người sử dụng. Vậy nên là dòng sản phẩm này được sử dụng nhiều và phổ biến.
Nhược điểm: Góc quay bị hạn chế, chỉ sử dụng để đóng/ mở môi chất chứ không có khả năng điều chỉnh được lưu lượng môi chất chạy qua.
2/ Van bướm (gang, inox) điều khiển khí nén tuyến tính 4 – 20 mA: Điều chỉnh trạng thái đóng/ mở theo từng góc quay khác nhau.
Ưu điểm: Điều chỉnh nhiều đóng mở với nhiều góc khác nhau. Các tín hiệu điều khiển sẽ là 4 mA <–> 0%, 8 mA <–> 25%, 12 mA <–> 50%, 16 mA <–> 75%, 20 mA <–> 100%
Nhược điểm: Giá thành cao.