Trong các ứng dụng công nghiệp và dân dụng, van một chiều (check valve) dùng để chỉ cho phép dòng môi chất chuyển theo một hướng duy nhất và ngăn cản dòng môi chất chuyển ngược trở lại.

Ứng dụng của van một chiều

Van một chiều đóng vai trò quan trọng cho việc điều khiển dòng môi chất trong các hệ thống công nghiệp, dân dụng. Van một chiều đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn.

Các ứng dụng của van một chiều phổ biến gồm:

Van Một Chiều

Van một chiều (check valve) là loại van sử dụng trên hệ thống đường ống có nhiệm vụ cho môi chất chạy theo một chiều nhất định và ngăn chặn không cho môi chất chảy ngược lại.

Van một chiều được làm từ các vật liệu gang, thép, inox, nhựa… và có nhiều kích thước (size) khác nhau, có nhiều kiểu kết nối khác nhau.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm bên dưới để tìm hiểu về sản phẩm này.

Hiển thị 17 sản phẩm

Van 1 chiều là gì?

Cấu tạo của van 1 chiều như thế nào?

Nguyên lí hoạt động của nó ra sao?

Nhận thấy đây là kiến thức quan trọng đối với việc lựa chọn van 1 chiều, lắp đặt và sử dụng thiết bị này. Nên hôm nay chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết và trả lời trong bài viết này. Mời Các bạn tham khảo nhé.

Van 1 Chiều Là Gì?

van 1 chieu

Van 1 chiều tên gọi tiếng anh là check valve, van này được ứng dụng vô cùng phong phú. Van 1 chiều không chỉ dùng cho hệ thống thủy lực mà còn sử dụng trong hệ thống khí nén, gas. Chúng ta có thể bắt gặp van này trong hệ thống bình chứa dung chất, trạm nguồn thủy lực, máy ép thủy lực hay các đường ống dẫn, các dây chuyền máy bơm công nghiệp, hệ thống lò hơi, xử lý nước thải…

Chức năng của dòng van này chỉ cho phép các dòng lưu chất đi qua theo một chiều nhất định và không thể chảy ngược lại, hạn chế sự thất thoát dòng chất khi có sự cố rò rỉ và bảo vệ máy bơm.

Van 1 chiều là dòng van vận hành một cách tự động mà không cần sử dụng đến đến bất kì các thiết bị nào khác hoặc những nguồn năng lượng tác động từ bên ngoài như khí nén hay năng lượng điện. Chúng có thể tự đóng/mở, mà không cần đến sự tác động của con người.

Cấu Tạo Và Nguyên Lí Hoạt Động Của Các Loại Van 1 Chiều

Van 1 chiều là thiết bị cơ khí được thiết kế dùng để kiểm soát luồng chất lỏng hoặc khí trong 1 hệ thống theo 1 chiều nhất định.

Dưới đây là một số nguyên lí hoạt động cơ bản của van 1 chiều.

Van 1 Chiều Lá Lật

Cấu tạo:

Van 1 chiều lá lật cấu tạo gồm 4 bộ phận: thân van, nắp van và lá van

  • Thân van: Được làm từ vật liệu có độ bền cao như (thép, gang, đồng) với tác dụng bảo vệ các chi tiết bên trong.
  • Nắp van: Nằm trên thân van, được gắn trực tiếp qua mặt bích và các bu lông, dễ dàng tháo rời để kiểm tra và bảo dưỡng.
  • Lá van: Có dạng hình tròn, được làm từ vật liệu inox hoặc thép không gỉ. Được bao bọc bên ngoài bằng lớp cao su. Lá van có thể xoay quanh trục một góc 45 độ.

Nguyên lí hoạt động:

  • Khi có dòng chảy đi qua sẽ tác động áp suất lên van, khiến van tự động mở ra, tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy mà mức áp suất sẽ lớn, nhỏ khác nhau. Áp suất càng lớn thì lá van càng mở nhiều.

Khi dòng chảy dừng lại, lá van sẽ từ từ đóng theo sự tụt giảm, của áp suất, cuối cùng nó giữ nguyên vị trí đóng hoàn toàn do trọng lực. Van 1 chiều này được thiết kế nghiêng 45 độ nên đóng rất nhanh, giảm thiểu sự va đập của dòng chảy.

Van 1 Chiều Cánh Bướm

van 1 chieu

Cấu tạo:

  • Van 1 cánh bướm cấu tạo gồm 3 bộ phận chính.
  • Thân van: Được làm bằng vật liệu gang hoặc inox.
  • Lá van: gồm 2 nữa tương tự như cánh bướm, lá van.
  • Lò xo: Được lồng vào trục giữa 2 lá van.

Nguyên lí hoạt động:

  • Khi không có dòng lưu chất đi qua, lá van giữ ở vị trí đóng do tác dụng của lò xo. Nếu có dòng lưu chất chảy qua, van sẽ bị áp lực của dòng chảy đẩy khỏi vị trí đóng.

Khi dòng chảy ngừng lại, lá van chịu áp lực của lò xo và dòng chảy ngược sẽ quay về vị trí đóng, van đóng sẽ ngăn cản các lưu chất chảy theo hướng ngược vào cửa van.

Van 1 Chiều Lò Xo

van 1 chieu

Cấu Tạo:

  • Được cấu tạo gồm 4 thành phần
  • Thân van: được đúc từ đồng, gang hoặc inox
  • Đĩa van: dạng hình tròn, dùng để bịt kín khi van ở trạng thái đóng.
  • Ty van: Là bộ phận kết nối đĩa van với đáy van.
  • Lò xo: đây là bộ phận quan trọng của loại van này. Lò xo có tác dụng giữ cho đĩa van ở trạng thái đóng, cố định dòng chảy lưu chất theo một hướng nhất định.

Nguyên lí hoạt động:

  • Loại van này khi không có lưu chất đi qua, lực nén của lò xo làm cho đĩa van giữ chặt ở vị trí đóng. Lưu chất chảy qua vượt một mức nhất định hơn mức đàn hồi của lò xo, lò xo sẽ bị nén lại đĩa van bị đẩy ra khỏi vị trí đóng cho phép dòng lưu chất chảy qua.

Van 1 Chiều Dạng Trượt

Cấu tạo:

Cấu tạo gồm trục đường ống dẫn vuông góc với trục của mặt để đỡ

  • Phần tử nằm trượt của van nằm trên đĩa đỡ do khối lượng của nó, phải luôn đảm bảo van này được lắp đặt nằm ngang.
  • Trong trường van 1 chiều dạng trượt được lắp thẳng đứng, thì phải dùng lò xo để hỗ trợ kẹp chặt.
  • Van một chiều này có thể dụng cấu trúc bi trượt, sử dụng cho các đường ống nhỏ.

Nguyên lí hoạt động:

  • Khi có lưu chất đi qua, làm cho các phần tử của van trượt lên xuống giá đỡ. Khi trượt lên sẽ cho phép dòng lưu chất đi qua, khi dòng lưu chất dừng lại, lực đẩy không còn, van sẽ trở lại trạng thái đóng ngăn dòng lưu chất chảy ngược lại.

Các loại van 1 chiều có nguyên lí hoạt động khác nhau, nhưng mục đích chung là ngăn sự chảy ngược lại của dòng lưu chất trong hệ thống.

Ưu Và Nhược Điểm Của Van 1 Chiều

Ưu điểm

  • Việc đóng mở chỉ cho phép dòng chảy đi theo một hướng nhất định.
  • Quá trình làm việc sẽ ngăn nước chảy ngược lại hệ thống, gây hư hỏng các thiết bị như đồng hồ đo, máy bơm
  • Lắp đặt đơn giản, nhanh gọn.
  • Kích thước đa dạng, nhiều kiểu dáng để lựa chọn.
  • Hoạt động được cho các hệ thống áp lực từ trung bình tới áp lực cao
  • Sử dụng để bảo vệ các thiết bị khác an toàn.
  • Van vẫn có thể làm việc ngay cả khi áp lực dòng chảy nhỏ.
  • Giúp hệ thống tránh các hiện tượng thủy kích gây hư hỏng hệ thống đường ống.

Nhược Điểm

Van 1 chiều là sản phẩm tương đối hoàn hảo. Tuy nhiên vẫn có một vài sự cố đối với van này như:

  • Đệm cao su bị hỏng.
  • Gioăng làm kín bị hở làm dòng lưu chất rò rỉ.

Ứng Dụng Của Van 1 Chiều

Chúng tôi khuyên người dùng nên sử dụng dòng van 1 chiều. Vì dòng van này có thể bảo vệ các thiết bị làm việc khác bên trong hệ thống đường ống.

Thử nghĩ khi bạn sử dụng máy bơm nước để cấp một lượng nước lớn vào hệ thống, sau khi sử dụng xong, bạn tắt máy bơm đi. Việc ngắt dòng chảy này sẽ khiến nguồn nước trong hệ thống tràn ngược vào máy bơm gây hỏng hóc.

Chính vì điều đó, hãy sử dụng dòng van một chiều để làm việc:

  • Van 1 chiều có thể ứng dụng cho các hệ thống có dòng chảy chất lỏng.
  • Lắp đặt cho các hệ thống máy bơm nước, PCCC, các hệ thống dẫn nước tại các hộ gia đình.
  • Van 1 chiều ứng dụng được cho các hệ thống nghiên cứu khoa học.
  • Hệ thống ống dẫn trong nhà máy, khu công nghiệp và hệ thống xử lí nước thải.
  • Sử dụng van 1 chiều cho hệ thống lò hơi

Và nhiều ứng dụng khác.

Các Lưu Ý Khi Sử Dụng Lắp Đặt Van 1 Chiều

  • Đối với mỗi hệ thống sẽ phù hợp với mỗi loại van 1 chiều riêng. Dựa vào những tiêu chí như đường ống nằm ngang hay nằm đứng, áp lực làm việc yêu cầu lưu chất sử dụng…. để xác định loại van một chiều mà mình cần.
  • Kiểm tra thông số kỹ thuật của van đã đáp ứng đủ các yêu cầu mà hệ thống cần lắp đặt hay chưa.
  • Làm sạch đường ống, loại bỏ rác và các mối hàn trước khi lắp đặt van vào đường ống.
  • Đối với van 1 chiều cánh bướm khi lắp đặt cho đường ống nằm ngang thì trụ giữa của 2 lá van không được lắp lệch mà phải lắp đứng. Điều này giúp van hoạt động ổn định và chính xác hơn.
  • Ở mỗi kết nối giữa van và đường ống nên lắp thêm gioăng làm kín để tránh bị rò rỉ lưu chất.
  • Trên thân van 1 chiều có dấu mũi tên để thể hiện chiều dòng chảy đi qua van. Vì vậy, khi lắp đặt cần chú ý theo đúng ký hiệu này để tránh khỏi tình trạng van hoạt động không hiệu quả và tốn thời gian tháo ra lắp đặt lại.

Bài viết trên là những thông tin về van 1 chiều mà tôi muốn chia sẻ, để khách hàng có thể biết và lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Tôi hi vọng bài viết này hữu ích đối với quý vị.